Chi tiết thông tin tin tức

Tôn vinh trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn Huyện Lạc Dương

Tại huyện Lạc Dương, vào mỗi dịp lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số, bên cạnh những nhịp chiêng, điệu xoang, còn có những bộ trang phục truyền thống độc đáo của người Cơ ho Lạch, Cơ ho Cil. Mỗi trang phục đều có sự nổi bật, gắn liền với nét văn hóa giàu bản sắc. Nhằm quảng bá, tôn vinh, bảo tồn và phát triển nét đẹp trong trang phục truyền thống cũng như nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lạc Dương, vừa qua, Huyện Lạc Dương đã tổ chức hội thi trình diễn trang phụᴄ truуền thống ᴄáᴄ dân tộᴄ thiểu số. Tuy là lần đầu tiên tổ ᴄhứᴄ, nhưng hội thi đã thu hút được sự tham gia của gần 80 diễn viên không chuyên là người dân tộc Cơ ho sinh sống trên địa bàn 6 xã, thị trấn của huyện Lạc Dương, đặc biệt là đã tạo được ấn tượng sâu sắc cũng như sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo người dân và du kháᴄh. 

Đội thi xã Đạ Sar (đơn vị đạt giải nhất) trình diễn trang phục truyền thống kèm các vật dụng là công cụ trong lao động sản xuất, sinh hoạt đời sống.

Với sự chuẩn bị chu đáo, các thí sinh đã mang đến hội thi những bộ trang phục đẹp nhất của dân tộc mình, giúp người xem thấy được những nét hoa văn độc đáo, chất liệu, nguồn gốc ra đời của bộ trang phục. Tất cả các trang phục trong đời sống thường ngày, trong lao động sản xuất, trong các dịp lễ hội đã được các cô gái, chàng trai người dân tộc Cơ ho trình diễn sống động, đi kèm cùng những vũ điệu xoang, diễn xướng cồng chiêng, những hoạt động săn bắn, hái lượm, lấy nước, tỉa hạt, giã gạo cùng các dụng cụ lao động bổ trợ như gùi, rìu, ná, nỏ, nơm, đó, giỏ, bầu, … Mỗi bộ trang phục đều nói lên nét văn hóa đặc trưng, phản ánh sinh động giá trị đời sống vật chất lẫn tinh thần của từng dân tộc. Nam giới trong trang phục mình trần đóng khố, toát lên vẻ đẹp vạm vỡ, khỏe mạnh, hòa quyện với núi rừng thiên nhiên. Còn phụ nữ Cơ ho thì lại mềm mại, uyển chuyển và kín đáo trong những chiếc áo, váy và tấm ui choàng bên mình. Trên nền thổ cẩm được phối màu công phu,  mỗi bộ trang phục đều có hình hoa văn độc đáo, kiểu cách, họa tiết khác nhau. Thông qua những hoa văn sinh động, người dân tộc Cơ ho đã gửi gắm tâm hồn cũng như sự cảm nhận thế thới tự nhiên vào những tấm vải dệt, họa tiết những bộ trang phục.

Đội thị trấn Lạc Dương (đơn vị đạt giải nhì) trình diễn trang phục truyền thống của người Cơ ho Lạch, Cơ ho Cil

Cũng từ chất liệu thổ cẩm, những năm gần đây, một số nhà thiết kế đã làm nên những bộ trang phục cách điệu với kiểu dáng phù hợp như đầm, váy áo dự tiệc… kết hợp giữa dân tộc và hiện đại, vừa hợp thời trang lại vẫn giữ gìn được nét đẹp bản sắc văn hoá truyền thống. Đặc biệt, những bộ váy cưới lộng lẫy được làm từ thổ cẩm tôn thêm vẻ đẹp của cô dâu, chú rể. Các trang phục hiện đại này cũng đã được các đội trình diễn tại hội thi, làm phong phú thêm bộ trang phục của dân tộc.

Những bộ trang phục truyền thống kết hợp hiện đại của đội thi xã Lát (đơn vị đạt giải khuyến khích)

 Cùng với sự đa dạng về màu sắc, chất liệu và kiểu cách, một số đơn vị như Xã Đưng K’Nớ đem đến hội thi nguyên bản những trang phục truyền thống với chất liệu thổ cẩm được dệt và nhuộm từ chính đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trên địa bàn với gam màu chủ đạo là màu sẫm, xanh đen tượng trưng cho màu của núi rừng xen lẫn ít màu vàng, đỏ, trắng làm họa tiết. Hiện nay, tại một số buôn làng người Cơ ho sinh sống trên địa bàn thị trấn Lạc Dương và xã vùng sâu Đưng K’Nớ, một số phụ nữ vẫn bảo tồn được nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc. Họ tự tay dệt nên những tấm thổ cẩm, may vá trang phục cho người thân trong gia đình; trang phục truyền thống vẫn được bà con gìn giữ, sử dụng trong các dịp lễ hội, những ngày trọng đại của đất nước cũng như của gia đình, dòng họ.

Xã Đưng K’Nớ ( đơn vị đạt giải ba) giới thiệu những bộ trang phục truyền thống được dệt từ thổ cẩm của địa phương mình

Có một thực tế là hiện nay, việc sử dụng rộng rãi các trang phục truyền thống trong cuộc sống thường ngày của các dân tộc, đặc biệt là ở lớp trẻ đã không còn phổ biến, nhiều bạn trẻ đã không còn mặn mà hoặc không biết làm ra các trang phục truyền thống của dân tộc mình cũng như không hiểu giá trị văn hóa ẩn chứa trong mỗi bộ trang phục… Do vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của trang phục dân tộc đang là một vấn đề bức thiết và việc tổ chức hội thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc huyện Lạc Dương cũng không năm ngoài mục đích đó. Qua hội thi, hy vọng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là giới trẻ nhận thức rõ hơn giá trị của bộ trang phục truyền thống mình đang mặc, thêm trân trọng, gìn giữ để bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một.

 

04/12/2023 08:01

Lượt xem: 171

Bình luận

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm